ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC ( ADR) NĂM 2018

LỜI NÓI ĐẦU

Phản ứng có hại của thuốc ( ADR ) là mặt trái song song với lợi ích to lớn của thuốc, gây ra những thiệt hại kinh tế cũng như khó khăn trong công tác điều trị và chăm sóc sức khoẻ trên toàn thế giới. Vì vậy phát hiện , báo cáo kịp thời để tìm ra hướng xử lý nhằm hạn chế tối đa những biến cố bất lợi của thuốc là việc vô cùng cần thiết dựa trên sự giám sát chặt chẽ trong quá trình dùng thuốc cho người bệnh.

Chương trình giám sát thuốc của tổ chức y tế thế giới đưa ra một định nghĩa về phản ứng có hại của thuốc như sau (WHO, 1972):

“ Phản ứng có hại của thuốc là phản ứng độc hại, không được định trước, xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh hoặc nhằm thay đổi một chức năng sinh lý. Định nghĩa này không bao gồm các trường hợp thất bại trị liệu, quá liều, lạm dụng thuốc, không tuân thủ và sai sót trong trị liệu ”

Phản ứng có hại của thuốc có thể dự đoán được (nghĩa là có thể kiểm soát, có thể tránh được hoặc không) hoặc không thể dự đoán được; nó có thể xảy ra thường xuyên hoặc không thường xuyên đối với một thuốc hay nhiều thuốc mà hậu quả của nó có thể nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng. Việc phát hiện nhanh những phản ứng có hại phụ thuộc vào thời gian xử trí và công tác tổ chức hệ thống Cảnh giác Dược.

Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh là một bệnh viện đặc thù, người bệnh ở đây chủ yếu là mắc bệnh Lao. Với phác đồ điều trị dài ngày và rất nhiều loại thuốc cùng dùng một lúc thì phản ứng có hại của thuốc có thể xảy ra là cao hơn so với các bệnh khác.

Trên thực tế, hoạt động giám sát ADR chỉ thực sự hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của nhiều đối tượng khác nhau trong hệ thống y tế. trong bản sơ kết này chúng tôi tự nhìn nhận và đánh giá công tác hoạt động giám sát ADR của năm 2018 để thấy được ưu điểm cũng như những tồn tại cần khắc phục để hướng tới mục tiêu an toàn trong sử dụng thuốc nhằm nâng cao chất lượng phục vụ sức khoẻ của ngành y tế.

I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

* Thuận lợi:

-Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh là bệnh viện hạng III, quy mô 100 giường bệnh  chủ yếu là bệnh nhân lao và bệnh phổi như COPD; Hen PQ, viêm phổi…. với lượng bệnh nhân không nhiều nên công tác giám sát ADR được cập nhật trên từng bệnh nhân đầy đủ và kịp thời nhất.

- Công tác ADR tại bệnh viện được  ban giám đốc, hội đồng thuốc điều trị quan tâm chỉ đạo và ủng hộ.

- Năm 2014 bệnh viện đã thành lập đơn vị thông tin thuốc với 01 Dược sĩ chuyên khoa 1 chuyên ngành Dược lý- Dược lâm sàng chuyên trách cùng mạng lưới các dược sĩ phát thuốc tận tay bệnh nhân nên mọi thông tin về phản ứng có hại của thuốc được cập nhật liên tục.

- Do đặc thù chủ yếu là điều trị bệnh Lao nên số lượng ca phát hiện ADR trên tổng số bệnh nhân là khá cao.

- Các khoa lâm sàng phối hợp tích cực, khi có bệnh nhân có biểu hiện ADR thì lập tức đơn vị thông tin thuốc nhận ngay được thông tin.

- Có đầy đủ các tư liệu cần thiết cũng như trang thiết bị giúp cho công tác phát hiện và báo cáo ADR được đảm bảo ( Bản tin cảnh giác Dược, phần mềm tra cứu hỗ trợ tra cứu thông tin, được tập huấn hang năm của các bệnh viện tuyến trung ương…)

-Phản hồi của Trung tâm DI & ADR Quốc gia chính là  động lực để nhân viên y tế tiếp tục trách nhiệm báo cáo ADR của mình.

* Khó khăn :

- Tầm quan trọng của việc báo cáo ADR chưa được nhận thức đầy đủ dẫn tới việc thờ ơ, chủ quan trong công tác báo cáo của bác sĩ, điều dưỡng. Kết quả là bác sĩ, điều dưỡng chỉ tham gia phát hiện còn báo cáo ADR thì mặc nhiên giao phó cho Dược sĩ.

- Bác sĩ bỏ qua báo cáo ADR do phản ứng có hại của thuốc Lao lặp đi, lặp lại nên coi đó là chuyện thường tình.

- Bệnh nhân điều trị ngoại trú chiếm số lượng không nhỏ nên công tác phát hiện ADR là rất khó khăn với những bệnh nhân này trừ những trường hợp nặng thì bệnh nhân mới xin nhập viện để khắc phục còn những trường hợp nhẹ và vừa thì họ thường tự tìm giải pháp.

- Các tổ chống Lao tuyến huyện gần như không phản hồi đối với ADR của bệnh nhân Lao với bệnh viện Phổi Hà Tĩnh.

II. TỔNG HỢP SỐ LIỆU BÁO CÁO ADR 2018

- Tỷ lệ báo cáo giữa các quý lần lượt là :

QUÝ

SỐ LƯỢNG BÁO CÁO

TỶ LỆ PHẦN TRĂM(%)

QUÝ I

7

16,27%

QUÝ II

9

20,9%

QUÝ III

12

27,9%

QUÝ IV

15

34,93%

TỔNG

43

100%

- Tỷ lệ báo cáo ADR giữa các khoa

Khoa

Số lượng báo cáo ADR

Tỷ lệ

Khoa Nội I

18

41,8%

Khoa Nội II

10

23,2%

Khoa Cấp Cứu

15

35%

TỔNG

43

100%

- Tỷ lệ ADR thường gặp và ADR hiếm gặp

LOẠI ADR

SỐ LƯỢNG BÁO CÁO

TỶ LỆ

ADR THƯỜNG GẶP

42

97,67%

ADR HIẾM GẶP

1

2,33%

TỔNG

43

100%

  • Mức độ ADR

Mức độ

Số lượng

Tỷ lệ %

Trung bình

Nghiêm trọng

Tổng cộng

- Tỷ lệ đối tượng phát hiện và báo cáo ADR cho Tổ xử lý và báo cáo ADR

ĐỐI TƯỢNG BÁO CÁO

SỐ LƯỢNG BÁO CÁO

TỶ LỆ

BÁC SĨ

1

2.32%

ĐIỀU DƯỠNG

27

62.91%

DƯỢC SĨ

15

34.77%

ĐỐI TƯỢNG KHÁC

0

0

TỔNG

43

100%

- Lý do bác sĩ ngại báo cáo:

Lý do bác sĩ ngại báo cáo ADR

Tỷ lệ

Thiếu tự tin khi mới chỉ nghi ngờ

14%

Cho rằng phản ứng nhẹ, quá rõ ràng không cần báo cáo

56.66%

Cho rằng việc báo báo không có ý nghĩa trong điều trị

6.66%

Sợ bị phê bình, quy kết trách nhiệm

3.33%

Lý do khác: không có sẵn mẫu báo cáo, không có thời gian…

33.33%

- Tỷ lệ thuốc gây dị ứng:

Nhóm thuốc

Số lượng

Tỷ lệ %

Thuốc lao

41

95,34%

Thuốc ngoài lao

2

4,66%

Số ca báo cáo

43

100%

- Tỷ lệ thuốc lao cụ thể gây dị ứng

Tên thuốc

Số lượng

Tỷ lệ %

Turbezid

31

60,78%

Ethambutol

9

17.64%

Isoniazid

2

3.92%

Levofloxacin

2

3.92%

Prothionamid

2

3.92%

Pyrazinamid

4

7.84%

Kanamycin

1

1.98%

Tổng cộng

51 (*)

100%

(*) 1 báo cáo có thể có nhiều thuốc bị dị ứng.

NHẬN XÉT:

- Trong năm 2018 có tất cả 43 trường hợp bệnh nhân có biểu hiện ADR, số lượng tăng dần theo quý, quý I thấp nhất với 7 trường hợp, quý II là 9 trường hợp, quý III là 12 trường hợp còn nhiều nhất là quý IV. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi số lượng bệnh nhân quý IV > quý III > quý II > quý I.

- Chủ yếu bệnh nhân bị dị ứng thuốc lao 95,34%,  chủ yếu là viên phối hợp Turbezid ( RHZ) 60,78%.

- Hầu hết các ADR đều được phát hiện và xử lý kịp thời, điều dưỡng chủ động ghi báo cáo vào số báo cáo ADR, tuy nhiên chỉ 1 số ít báo cáo trong giao ban. Không có trường hợp nào điều dưỡng hay bác sĩ chủ động ghi báo cáo theo mẫu gửi ra Trung tâm ADR Quốc gia.

-  Các phản ứng có hại nghiêm trọng chiếm 10-16 %. Hầu hết thường gặp là mẫn đỏ,ngứa nhiều toàn thân…

IV. CÁC ADR THƯỜNG GẶP VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR

Các phản ứng có hại ghi nhận qua các báo cáo ADR:

- Nhiều nhất là mẫn đỏ, ngứa toàn thân

- Bồn nôn, ăn kém, đau bụng

-  Sốt, nhức đầu, chóng mặt

-  Men gan tăng

-  Rối loạn tri giác;

-  Đau khớp

-  Giảm thị lực, ù tai

-  Mệt, khó thở…

V. TỒN TẠI VÀ CÁC PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC TRONG CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR :

* Tồn tại trong công tác báo cáo ADR

-  Bác sĩ và điều dưỡng hầu như xem công việc báo cáo ADR là của dược sĩ, sau khi phát hiện xong rồi ghi lại là hết nhiệm vụ.

-  3 khoa lâm sàng đều tích cực tham gia báo cáo ADR.

-  Cán bộ y tế chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc báo cáo ADR.

-  Gần như không phân tích trong báo cáo ADR khi được dược sĩ lâm sàng trao đổi.

- Hầu hết chưa có chỉ định cận lâm sàng sau khi bệnh nhân biểu hiện ADR

- Chưa có báo cáo ADR của những bệnh nhân điều trị ngoại trú.

- Đối với dị ứng thuốc lao, chưa phân lập cụ thể bệnh nhân dị ứng kháng sinh nào trong phác đồ điều trị. Còn ghi chung chung. ( 41 trường hợp báo cáo dị ứng thuốc lao nhưng phân lập kháng sinh cụ thể thì 51 trường hợp) , một báo cáo ghi nhận nhiều thuốc lao bị dị ứng có thể có nhưng trường hợp này ít gặp.

* Hướng khắc phục :

- Triển khai thêm các buổi tập huấn ADR cho toàn bộ nhân viên y tế.

- Triển khai các báo cáo ADR thành chuyên đề báo cáo

- Tăng cường theo dõi báo cáo ADR tất cả các khoa Lâm sàng, khoa Khám bệnh.

- Đề nghị khoa khám bệnh theo dõi sát sao với bệnh nhân điều trị ngoại trú để nắm rõ thông tin của những bệnh nhân có ADR.

- Những bệnh án có ADR cần được đem vào những buổi bình bệnh án để báo cáo.

- Phân lập cụ thể bệnh nhân bị dị ứng thành phần nào trong thuốc lao tổng hợp hoặc nhóm thuốc lao phối hợp bệnh nhân dùng 1 lúc, để lọa bỏ hoạt chất chính gây ra ADR và đồng thời giúp bệnh nhân hoàn thành phác đồ điều trị thuốc lao, đảm bảo khỏi bệnh.

- Trong các buổi hội chẩn cần có Dược sĩ lâm sàng tham gia, Bệnh nhân có nghi ngờ ADR mời dược sĩ LS tham dự để tư vấn thêm, tăng cường các buổi đi lâm sàng tại bệnh viện để ghi nhận các bệnh nhân có biểu hiện ADR.

Tổ xử lý và báo cáo ADR