Họp hội đồng thuốc và điều trị tháng 5/2019

Nằm trong kế hoạch hằng năm của Bệnh viện, Ngày 16/5/2019 Bệnh viện Phổi tổ chức cuộc họp Hội đồng thuốc và điều trị để Xây dựng Hướng dẫn điều trị một số bệnh liên quan đến phổi như Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn; Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ phun hít trong điều trị Hen phế quản và Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn liên quan đến chuyên môn khám chữa bệnh, dựa vào Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, Hội đồng tổ chức xây dựng lại phù hợp với tình hình thực tế, trình độ bác sĩ, trang thiết bị máy móc và thuốc... Qua quá trình thực hành, cũng có 1 số cải tiến vừa rút ngắn thời gian thực hiện, vừa đạt hiệu quả cao trong điều trị, góp phần nâng cao chất lượng và hướng tới hài lòng bệnh nhân.

Trong cuộc họp cũng phổ biến những thuốc tiêm tương kỵ với nhau, giúp bác sĩ và điều dưỡng phòng tránh. Hội đồng cũng giải thích rõ tương kỵ xảy ra khi các thuốc tiêm pha cùng 1 lúc trong bơm tiêm, dịch truyền, hoặc tiêm đồng thời cho bệnh nhân, dẫn đến những hậu quả khôn lường; đồng thời đề xuất biện pháp khắc phục như tránh xa thời điểm tiêm, thay đổi dạng dùng thuốc, hoặc phổ biến phần mềm cảnh báo nếu kê cùng 1 đơn có cặp tương tác có hại ....

Trong năm 2018 Hoạt động thông tin thuốc và phản ứng có hại của thuốc có nhiều chuyển biến rõ rệt hơn so với những năm trước, tổ chức nhiều hình thức đa dạng phong phú. Đơn vị thông tin thuốc và tổ xử lý ADR đã có tổng kết báo cáo đánh giá tình hình hoạt động 2 mục này. Báo cáo cũng chỉ ra các ưu điểm, tồn tại và hướng khắc phục cụ thể. Đối với thông tin thuốc, đơn vị tiếp tục đề xuất phần mềm quản lý dược phải bổ sung thêm mục cập nhật thông tin thuốc online để nhân viên y tế dễ dàng cập nhật tọa dược những thuốc hiện có trong kho, mở thêm sổ ghi chép yêu cầu thông tin thuốc thông qua hình thức gọi điện thoại hoặc hỏi trực tiếp, để dễ dàng theo dõi lại được nội dung chủ yếu mà cán bộ y tế quan tâm là gì. Đối với hoạt động phản ứng có hại của thuốc, Tổ cũng chỉ ra số lượng bác sĩ chủ động viết báo cáo ADR rất thấp, chủ yếu do nhận thức sai về việc trách nhiệm báo cáo là của dược sĩ lâm sàng. Ngoài ra khi bệnh nhân bị dị ứng thuốc lao dạng phối hợp, không phân lập được hoạt chất cụ thể bị dị ứng mà báo cáo tổng hợp toàn bộ. Như vậy sẽ không biết rõ cụ thể thuốc nào bị dị ứng, từ đó loại thuốc đó ra khỏi thành phần, vừa đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, đồng thời đảm bảo bệnh nhân sử dụng tối đa thuốc trong phác đồ điều trị lao .

Một số hình ảnh hoạt động trong buổi họp:

Báo cáo tình hình hoạt động ADR
Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động ADR

Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động thông tin thuốc
Thông báo  tương kỵ các thuốc tiêm có trong bệnh viện phổi

Đào Hạnh

Ý kiến phản hồi

Gửi ý kiến thành công!
remove Gửi ý kiến thất bại, xin thử lại!