Dấu Hiệu Và Cách kiểm soát Bệnh Tiểu Đường
BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Bệnh tiểu đường không đáng sợ bằng biến chứng của nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba hiện nay. Theo Đông y gọi là bệnh “tiêu khát”, chẩn đoán dựa vào “3 nhiều, 1 giảm”: uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, giảm thể trọng. Nếu được Đông y chẩn đoán bị bệnh tiêu khát chưa chắc là tiểu đường nhưng nếu Tây y chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì chắc chắn là bị bệnh tiêu khát.
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh về nội tiết trong cơ thể, thiếu hoặc không có insulin là nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra. Insulin có chức năng giúp tế bào hấp thu glucose để tạo ra năng lượng, đồng thời giúp gan dự trữ glucose. Nếu thiếu insulin sẽ làm nồng độ glucose trong máu tăng cao, cơ thể sẽ bài tiết glucose theo đường tiểu gây ra tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân, mau đói, mệt mỏi
PHÂN LOẠI THEO TÂY Y
Có 2 loại:
Đái tháo đường tuýp I : Là loại phụ thuộc Insulin, thường gặp ở người trẻ < 35 tuổi, lứa tuổi 10 – 16 tuổi hay gặp nhất. Đây là dạng bệnh nặng: các tế bào tuyến tụy có nhiệm vụ tiết insulin bị phá hủy nên cơ thể không có insulin để sử dụng. Nếu không điều trị bằng cách tiêm insulin bệnh nhân sẽ hôn mê, tử vong và chết.
Đái tháo đường tuýp II: Là loại đái tháo đường không phụ thuộc insulin, bệnh thường gặp ở lứa tuổi > 40, béo phì. Cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ cho nhu cầu. Bệnh diễn biến từ từ, có khi không triệu chứng gì, bệnh nhân phát hiện nhờ khám sức khỏe định kỳ có thử đường trong máu và nước tiểu.
Đái tháo đường tuýp III: não bộ không sản xuất được một lượng insulin trong não như bình thường. (Các nhà khoa học thuộc Trường Đại Học Y Khoa US Brown, Hoa Kỳ đã phát hiện ra một dạng khác của bệnh tiểu đường sau khi khám phá não bộ cũng có khả năng sản xuất ra Insulin tương tự tuyến tụy gọi là bệnh đái tháo đường tuýp III)
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ MỐI NGUY HẠI
Khi bệnh tiểu đường tiến triển, những triệu chứng khó chịu sẽ xuất hiện: mắt mờ, đồng tử thu nhỏ, tạng phủ toàn thân hư nhược, nếu không khống chế được lượng đường huyết sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu, đẩy nhanh việc xơ vữa động mạch, tổn hại tim, não, hai chi dưới, thận, thần kinh, da.
Mục tiêu của điều trị là giữ mức glucose trong máu ở mức bình thường từ 0.7 – 1.2 g/ lít ở người trẻ và 0.8 – 1.5 g/ lít ở người > 60 tuổi.
NGUYÊN TẮC DƯỠNG SINH
Nên thường xuyên ăn những thức ăn có công dụng giảm đường, đậu nành, đậu tương non, đậu đỏ, đậu phộng, khoai lang, ngưu bàng, khổ hoa, ba ba, thịt gà, thịt dê, bồ câu, hải sản, mè, bí, củ sen, ngân nhĩ, nấm các loại, cà, ớt xanh, cải thảo, bó xôi, cải xanh, kim châm.