Những điều cần biết về kháng thuốc và cách phòng chống kháng thuốc
loading...
16:25 21/11/2018

Kháng thuốc là hiện tượng các mầm bệnh (vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng) không bị diệt dù người bệnh đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Hậu quả do kháng thuốc gây ra bao gồm: Kháng thuốc làm cho các lần điều trị sau trở nên kém hiệu quả hoặc không hiệu quả; không có thuốc kháng sinh đặc hiệu để điều trị; kháng thuốc làm bệnh nặng hơn, thậm chí gây tử vong; thời gian chữa trị lâu hơn; chi phí điều trị, chăm sóc người bệnh tốn kém hơn; ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.

Nguyên nhân gây kháng thuốc: Do mua, bán sử dụng kháng sinh khi không có đơn của bác sỹ/ cán bộ thú y; sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết; không sử dụng thuốc kháng sinh đúng hướng dẫn của cán bộ y tế về liểu, đường dùng, cách dùng, thời gian dùng; kê đơn thuốc kháng sinh không hợp lý; lây truyền vi khuẩn kháng thuốc từ người sang người ở các cơ sở khám chữa bệnh; sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh không theo đơn, không đúng quy định/chỉ định cho vật nuôi, gây tồn dư thuốc kháng sinh trong cơ thể vật nuôi, tăng nguy cơ kháng thuốc cho con người khi ăn thức ăn có nguồn gốc từ vật nuôi này.

Người bệnh cần làm gì để phòng, chống kháng thuốc?

1. Chỉ mua và sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sỹ kê đơn

2. Luôn sử dụng thuốc kháng sinh đúng theo kê đơn và hướng dẫn của cán bộ y tế: đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời gian

3. Không bỏ dở giữa chừng việc điều trị kháng sinh khi thấy sức khỏe khá hơn

4. Không sử dụng thuốc kháng sinh thừa của lần điều trị trước hoặc chia sẻ cho người khác

5. Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của người khác

6. Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn bằng cách thường xuyên rửa tay, che miệng khi hắt hơi, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn, hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh, tình dục an toàn và tiêm chủng đúng hạn định…

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT

Ý kiến bạn đọc